Giờ làm việc

T2 - T7 8h30 - 18h00

Liên hệ

 

5 tips giúp học lập trình dễ như “ăn kẹo”

Lập trình là công việc đòi hỏi nhiều tư duy logic. Các kiến thức trong ngành lập trình thường bị nhận xét là khô khan, khó học. Tuy vậy, việc nắm bắt các mẹo dưới đây có thể khiến việc học lập trình của bạn dễ dàng và thuận lợi hơn. Hãy cùng #CodeFresher điểm qua 5 tips sau nhé.

1. Đọc, xem nhiều tài liệu, video (cả tiếng Việt và tiếng Anh).

Đọc nhiều tài liệu và xem nhiều video hướng dẫn lập trình chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về lĩnh vực mà mình đang tìm hiểu (lập trình web / app / game). Nhưng đọc tài liệu và xem video thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Những mẹo dưới đây có thể giúp bạn sử dụng tài liệu (học liệu) lập trình hiệu quả hơn.

1.1. Đọc tài liệu, xem video cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Tài liệu tiếng Việt rõ ràng “thân thiện” và dễ sử dụng hơn, nhưng chúng ta phải chấp nhận rằng tài liệu tiếng Anh mới cập nhật và đầy đủ hơn. Do tính chất công nghệ thay đổi từng ngày, thực chất đa số tài liệu tiếng Việt sẽ bị chậm và cũ hơn so với tài liệu / học liệu tiếng Anh. Điều này sẽ thấy rất rõ trong quá trình thực hiện công việc lập trình chuyên nghiệp trong dự án ở các công ty. Việc luyện đọc cả tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, tiến tới đọc tiếng Anh trước tiếng Việt sẽ giúp bạn nâng cao “level” trong công việc lập trình.

1.2. Không tải về / lưu trữ cho có, mà học đến đâu thực hành đến đó.

Có một thói quen khá phổ biến (?) trong cộng đồng sinh viên là các bạn hay share cho nhau cả một “núi” tài liệu để “học dần”. Điều này không sai, nhưng lợi ích hay hiệu quả của nó thì chưa nhiều. Nhược điểm của cách làm này là tạo tâm lý tự tin / tự ti ảo. Ví dụ, khi bạn có nhiều tài liệu và xem lướt qua vài lượt thì dễ sinh ra một trong hai tâm lý: tự tin thái quá (chưa thực hành mà nghĩ mình làm được rồi) hoặc trạng thái tâm lý thứ hai (mà đa số gặp phải) là thấy dài quá, đọc qua thấy chưa hiểu lắm nên nản, lại để đó “học sau”. Lời khuyên trong trường hợp này là học đến đâu thực hành đến đó. Vừa học vừa thực hành lập trình, làm project nhỏ để minh họa cho các phần đã học sẽ giúp bạn thực sự hiểu, nhớ và vận dụng được các kiến thức đó.

2. Tham gia cộng đồng cùng học / làm lập trình.

Học và làm lập trình không phải việc ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dài. Đi một mình trên hành trình dài dễ chán nản, mệt mỏi và dễ bỏ cuộc hơn là đi với cộng đồng. Tham gia những cộng đồng như: hội nhóm trên mạng xã hội, học tập ở trung tâm, thực tập ở công ty sẽ giúp bạn học hỏi và chia sẻ được nhiều hơn. Những vấn đề chưa rõ bạn có thể nhờ cộng đồng hỗ trợ. Ngược lại, khi bạn đã tương đối hiểu một vấn đề trong lĩnh vực lập trình thì việc chia sẻ lại cho những người khác (chưa nắm rõ) sẽ làm bạn càng hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức đó tốt hơn.

3. Làm project thực tế, kiếm tiền từ lĩnh vực lập trình.

Nếu chỉ học mà không có mục tiêu cụ thể thì khó đạt kết quả tốt. Ví dụ, đặt mục tiêu là kiếm được tiền từ lĩnh vực lập trình có thể giúp bạn quyết tâm và học tập hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực này, điều đó hoàn toàn có thể. Bạn có thể vừa học vừa cố gắng (thử) kiếm tiền từ lập trình bằng cách ứng tuyển công việc lập trình viên tại công ty hoặc làm freelancer (nhận project web / app mobile của khách hàng để làm lấy tiền).

Những task công việc hay project mà khi làm nó có thể kiếm được tiền có thể coi là những task lập trình chuyên nghiệp. Nếu là người mới, bạn đầu bạn có thể rất khó khăn để làm được những task này nhưng lâu dần, trong quá trình cố gắng đó thì kĩ năng của bạn đã tự nhiên được tăng lên. Đến khi bạn làm được những task chuyên nghiệp thì tự nhiên là kĩ năng lập trình của bạn đã ở trên mức cơ bản và tiệm cận / đang ở mức chuyên nghiệp rồi.

4. Học hỏi từ những người đi trước.

Học hỏi từ những người đi trước trong ngành lập trình như thầy cô (ở trường / trung tâm), bạn bè, đồng nghiệp ở công ty (có nhiều kinh nghiệm hơn) sẽ giúp bạn có những lời khuyên đúng đắn hay sự trợ giúp kịp thời. Điều đó không chỉ đúng trong khoảng thời gian đầu mới tiếp cận ngành này mã vẫn đúng cả khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm. Ngành lập trình có một đặc thù, do đây là một ngành tương đối “khó” học và làm nên đa phần mọi người đều không ngừng học hỏi và không ngại chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình cho người khác. Rõ ràng, học hỏi có chọn lọc từ những người đi trước sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.

5. Kiên trì nhẫn nại, luôn coi mình là người mới và không ngừng tự học.

Lời khuyên cuối cùng chính là: không ngừng tự học. Một tiêu chí quan trọng đối với một lập trình viên đó là kĩ năng tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Nói ngắn gọn, khả năng tự học của lập trình viên là quan trọng và luôn được các công ty đánh giá cao. Do công nghệ đổi mới từng ngày, nếu không tự học tự cập nhật những kiến thức, công nghệ mới thì một lập trình viên đã có kinh nghiệm vẫn có thể bị đào thải do hiệu quả công việc không tốt.

Để tự học tốt thì tư duy “luôn tự coi mình là người mới” rõ ràng là một mẹo hay. Điều này sẽ giúp lập trình viên luôn giữ được sự cầu thị, không bị tự tin hay ỷ lại thái quá về những kiến thức, kinh nghiệm đã có. Mặt khác, tư duy này cũng giúp cho các bạn mới học, mới tiếp cận ngành lập trình nhưng cảm thấy hiệu quả chưa cao có thể tăng thêm tính nhẫn nại để dần dần thẩm thấu và có hiệu quả tốt hơn trong việc học và làm lập trình.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ “gan ruột” của một admin trung tâm CodeFresher, với hơn 7 năm từ kinh nghiệm học và làm lập trình chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn ở một số khía cạnh. Nếu bạn có thêm những kinh nghiệm hay trong quá trình học và làm lập trình thì đừng ngại chia sẻ thêm ở phần bình luận nhé.

Địa chỉ: Trung tâm CodeFresher, số 104 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội – SĐT: 081.318.8668

Comments are closed.

Gọi ngay