Giờ làm việc

T2 - T7 8h30 - 18h00

Liên hệ

 

Học CNTT có quá quan trọng việc chọn trường (hay trung tâm)?

Chia sẻ về câu hỏi: Học CNTT có quá quan trọng việc chọn trường (hay trung tâm)?

Để dễ hình dung, bạn hãy liên tưởng đến các câu chuyện, bộ phim trong thế giới ‘kiếm hiệp’. Học Thiếu Lâm, Võ Đang không khiến bạn trở thành cao thủ. Hay nói cách khác, một cao thủ thì dù xuất thân từ đâu cũng vẫn là .. cao thủ 😀

(Bài viết mang tính chất giải trí của 1 fan kiếm hiệp đến từ #CodeFresher)

Tương tự như vậy, học tại trường X, trường Y thuộc top đầu tiếng tăm trong đào tạo ngành CNTT không chắc chắn khiến bạn trở thành 1 lập trình viên xuất sắc hay 1 leader / người lãnh đạo có tài trong tương lai. Ngược lại, những người xuất sắc (với khả năng kỹ thuật hay lãnh đạo đội nhóm / Công ty, Start-up) có thể đến từ bất cứ đâu (Đại học / Cao đẳng / Trung tâm / Tự học). Nói cách khác, trường học không mặc định sản sinh ra cao thủ thực sự trong ngành CNTT, mà bạn phải cần nhiều hơn yếu tố trường học để trở thành cao thủ thực sự.

Là 1 nhân sĩ võ lâm, ai không muốn mình trở thành cao thủ? Cùng ăn học ngành CNTT, ai không muốn trở thành 1 lập trình viên xuất sắc hay 1 nhà lãnh đạo có tài?

Lại qua thế giới kiếm hiệp, mỗi môn phái hay trường phái lại có cách tu luyện khác nhau. Môn phái lớn, “Thái Sơn Bắc Đẩu” như Thiếu Lâm, Võ Đang thì chuyên về căn bản, nội công rồi mới đến chiêu thức, ngoại kích. Các phái ‘chính tông’ lớn khác thì mỗi phái chuyên về 1 đường lối riêng, phái cường kích mạnh ngoại công, phái nhu hòa cẩn mật nhưng hiểm hóc, phái linh hoạt thân pháp và ám khí.. Các phái ‘nhỏ’, bang hội thì mỗi phái lại có thế mạnh, tuyệt kĩ riêng, cũng không thua kém ai.

Tương tự như vậy, đường lối đào tạo CNTT của các trường cũng rất khác biệt. Trường công lập thường đào tạo hệ 4 – 5 năm, các năm đầu học cơ bản, nền tảng vững chắc của ngành CNTT, 1 2 năm cuối mới đi vào chuyên đề cụ thể như lập trình app / web / game / AI / Big Data.. Phần “căn bản nội công” của trường công lập rất hay nhưng phần chuyên đề cụ thể, update framework / công nghệ mới nhất mà doanh nghiệp đang cần thì lại không phải là thế mạnh của một số trường (mà Sinh viên cần chủ động đi thực tập ở doanh nghiệp hoặc tham gia các chuyên đề nghiên cứu & phát triển ở trường thì mới nắm vững được vấn đề ứng dụng công nghệ). Nhược điểm khác trong đào tạo CNTT của trường công lập là 3 4 năm đầu còn học quá nhiều về lý thuyết, ít ứng dụng thực tế, gây tình trạng một tỷ lệ Sinh viên bị ‘mơ màng’, ơ thế đang học cái gì, ứng dụng vào đâu? Học lý thuyết nội công nhiều mà không ứng dụng “tỷ võ”, chưa hiểu cách làm ra cái website / app / game thế nào thì làm sao không hoang mang?

Nắm được các nhược điểm trong chương trình đào tạo ngành CNTT ở các trường công lập, nhiều trường dân lập / tư thục đã xây dựng lên các chương trình học khác công lập, chú trọng thực hành công nghệ cho Sinh viên. Nhiều môn nền tảng, lý thuyết được thay thế bằng các môn ứng dụng thực hành lập trình website / app / game theo công nghệ X, Y, Z. Bằng cách này, Sinh viên nắm được cách thực hành và ứng dụng công nghệ trong lập trình tốt hơn, có cơ hội thực tập và ra nghề ở doanh nghiệp sớm hơn. Nhược điểm của cách đào tạo này là lại có một tỷ lệ SV thực hành được, nhưng lại không hiểu sâu về lý thuyết, dẫn đến công việc dễ (hoặc trung bình) thì làm được (và làm nhanh) còn các task khó thì lại mất lâu thời gian hơn hoặc không làm được vì chưa có cái nhìn đủ sâu sắc về sơ đồ và cách vận hành hệ thống, về các công nghệ lõi (đây là phần khó, mà muốn làm được thì không cách nào khác là phải học lý thuyết và hiểu sâu về cách hệ thống vận hành).

Nhưng nói vậy không có nghĩa là hiện tại học CNTT theo trường phái công lập hay dân lập là không tốt. Vẫn có nhiều người thực sự giỏi, nhiều cao thủ sinh ra từ các phương pháp đào tạo này. Vấn đề là tỷ lệ hơi “hên xui”, không phải ai cũng được vậy thôi.

Lại nói đến một cách học nghề CNTT khác, không phải Đại học, Cao đẳng mà là học ở các Trung tâm. Hiện nay các trung tâm rất nhiều, mỗi nơi cũng có những phương pháp đào tạo riêng. Như #CodeFresher đang áp dụng phương pháp chú trọng thực hành trước rồi mới lật ngược lại để nói những lý thuyết nào đã áp dụng và cho ra kết quả thực hành như thế. Cách làm này có vẻ mang lại hiệu quả cao hơn cho người mới bắt đầu để nắm vững những kĩ năng, lý thuyết lập trình cơ bản. Ngoài ra, Giáo viên tại CodeFresher cũng đều là những lập trình viên thực chiến, nhiều năm kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp nên cách giảng dạy cũng hơi khác so với các “thầy cô” ở trường, những ví dụ đưa ra trong bài học cũng là những câu chuyện thực tế về phát triển kĩ thuật, công nghệ mới nhất đang diễn ra ở các doanh nghiệp. Đây cũng là một màu sắc riêng trong bức tranh đào tạo nghề CNTT vô cùng đa dạng hiện nay. Cách làm này cũng có những ưu, nhược điểm. Cũng giống như các môn phái, bang hội nhỏ trong thế giới kiếm hiệp. Không phải là không thể có những cao thủ có xuất phát điểm từ đây 😉

Kết luận

Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi học CNTT có quá quan trọng việc chọn trường hay chọn nơi học không, có lẽ bạn đọc cũng đã có những câu trả lời riêng. Còn theo quan điểm của người viết thì vẫn là câu trả lời: môi trường nào cũng có những ưu, nhược điểm, bạn có thể chọn học ở bất cứ môi trường nào mà mình thấy thích / thấy hợp vì suy cho cùng thì trường học không mặc định sản sinh ra cao thủ thực sự trong ngành CNTT, mà bạn phải cần nhiều hơn yếu tố trường học để trở thành ‘cao thủ’ thực sự. Những yếu tố “nhiều hơn” đó có thể là tổng hòa của tố chất, mục tiêu, sự kiên trì, sự đam mê và nhiều hơn nữa.

Còn bạn, ý kiến cá nhân của bạn như thế nào về vấn đề này? Cùng bình luận và chia sẻ nhé 😀

Tham khảo các lộ trình học lập trình cho người mới bắt đầu tại đây: https://codefresher.vn/lo-trinh-fresher-developer-2021/

Comments are closed.

Gọi ngay